Dù cơ quan Công an đã nhiều lần, với nhiều hình thức để cảnh báo, đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn nhắn tin nhờ chuyển tiền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn nhẹ dạ, trở thành những nạn nhân của các đối tượng lừa đảo với cách thức hết sức đơn giản.


Ngày 17/8/2020, chị Nguyễn Thị Tâm, trú tại TDP 4, phường Hải Thành, TP. Đồng Hới nhận được tin nhắn qua mạng xã hội Facebook chuyển số tiền 2 lần 128 triệu đồng cho bạn con ở TP. Hồ Chí Minh mượn. Số tiền được gửi cho số tài khoản 109871659242 – Ngân hàng Viettinbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, chủ tài khoản là Nguyễn Ngọc Thi. Sau khi gửi xong, chị Tâm liên lạc với con thì được trả lời là không có bạn nào ở TP. Hồ Chí Minh và số tiền 128 triệu trong tài khoản cũng đã bị rút hết. Lúc này chị mới ngã ngửa biết mình là nạn nhân của đối tượng lừa đảo.       


Ngã ngửa với tin nhắn nhờ chuyển tiền
Đơn trình báo của chị Nguyễn Thị Tâm gửi Công an TP. Đồng Hới.

Còn anh Phan Thanh Duy, trú tại TDP 3, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới cũng là nạn nhân của việc nhận được tin nhắn của người thân nhờ chuyển tiền thông qua mạng xã hội. Trong đơn trình báo gửi Công an TP. Đồng Hới, thì vào ngày 14/8/2020, có Fecabook mang tên Phan Thị Hiền (chị gái Duy) có nhắn tin mượn số tiền 45 triệu đồng. Vì chị gái Duy ở nước ngoài nói cần một số tiền chuyển cho một người tại Việt Nam để giải quyết việc riêng, Duy đã chuyển số tiền vào tài khoản mang tên Nguyễn Ngọc Vũ, có số tài khoản 109871659242 Ngân hàng Viettinbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thông qua ứng dụng smatbanking. Sau đó, địa chỉ Fecabook này tiếp tục nhắn nhờ chuyển tiếp thêm 90 triệu đồng. Tuy nhiên, thấy nghi vấn nên anh Duy xác minh và phát hiện tài khoản Fecabook của chị gái bị đối tượng xấu hack để thực hiện hành vi lừa đảo.


Ngã ngửa với tin nhắn nhờ chuyển tiền
Nội dung tin nhắn nhờ chuyển tiền từ fb Phan Thu Hien mà anh Phan Thanh Duy đã tin tưởng chuyển số tiền 45 triệu đồng.

Đây là nội dung của một trong số hàng chục lá đơn mà các bị hại liên tiếp gửi đến Công an TP. Đồng Hới trong thời gian gần đây. Theo Công an TP. Đồng Hới cho biết, thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng là chiếm quyền sử dụng tài khoản xã hội (Facebook, Zalo, Messenger…) rồi đóng giả chủ tài khoản, viện những lý do cấp thiết để lừa người thân, bạn bè của nạn nhân chuyển tiền gấp qua tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp. Trước khi thực hiện việc nhắn tin, các đối tượng thường sử dụng từ ngữ khi nhắn tin giống như chủ tài khoản thường sử dụng. Những tài khoản nhận tiền đều được đăng ký giả và bị khóa ngay khi đối tượng rút được tiền.


Với những thủ đoạn không mới, tuy nhiên sự mất cảnh giác thiếu kiểm tra dẫn đến nhiều người trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo thông qua những ứng dụng tin nhắn từ mạng xã hội. Do vậy, khi gặp những nội dung yêu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè cần xác nhận qua cuộc gọi hoặc bằng hình thức khác để tránh việc đối tượng xấu hack tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè để nhắn tin nhờ chuyển tiền. Đồng thời, tránh việc cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập tài khoản, mã OTP cho người khác và truy cập đường link hay trang Web lạ, gọi ngay tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng mình đang sử dụng để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.


Trần Tuấn


 


 


 



Nguồn: Cổng TTĐT Công an tỉnh Quảng Bình




Nguồn: Tin Quảng Bình

Đăng nhận xét Blogger

 
Top